Phát thanh có thể thay đổi công chúng?
Thế giới truyền thông đang có nhiều thay đổi, phát thanh có còn là sự lựa chọn của công chúng? Đó là câu hỏi đáng nghi ngại của những người gắn bó lâu dài và của những con người yêu thích phát thanh. Đúng là truyền thông thế giới đã và đang thay đổi đến chóng mặt. Sự phát triển của mạng xã hội đang tạo ra sự đấu tranh ác liệt của loại hình báo chí chính thống. Cùng với sóng FM, phát thanh đã và đang chuyển sang phát sóng kỹ thuật số mặt đất và phát trên nền tảng internet băng thông rộng đến với phần lớn dân số trên thế giới; truyền hình số cũng là một tất yếu…
Phát thanh có thế mạnh riêng và công chúng riêng. Thế mạnh của phát thanh không chỉ ở tin tức nhanh, trực tiếp, đa dạng và phong phú, mà bằng lời nói, âm nhạc và tiếng động. Phát thanh đưa người nghe tới gần sự kiện, nhân vật hơn, được cảm nhận đầy đủ và khách quan nhất. Đặc biệt, thanh mới là hình thức phát sóng duy nhất có thể giúp người nghe hình dung về một vấn đề theo cách của riêng họ
So với các loại hình truyền thông mới, phát thanh cũng có những thế mạnh riêng. Công chúng cũng có thể đưa tin, bình luận vào một sự kiện nào đó; công chúng cũng có thể nói chuyện, trao đổi trực tiếp với phát thanh viên. Dù đang ở đâu, làm gì thì họ cũng có thể tiếp cận thông tin.
Ngày nay, công chúng tiếp cận thông tin ở đâu thì phát thanh có mặt ở đó… Ngoài chiếc radio truyền thống ra thì phát thanh đã có mặt trên internet, mobile phone, và đặc biệt là phát thanh số có thể cho người ta có nhiều kênh sóng để lựa chọn… Nếu tin tức các hình thức truyền thông khác thật giả lẫn lộn, thì trên đài phát thanh các thông tin được kiểm chứng, độ chính xác gần như là tuyệt đối.
Nếu nói số lượng người nghe đài phát thanh giảm đi ở Việt nam thì chưa có một nghiên cứu chính thức nào khẳng định. Tuy nhiên, dựa trên thực tế, chúng ta có thể thấy phát thanh đang phải chia sẻ công chúng cho các loại hình truyền thông khác. Số lượng thính giả nghe radio truyền thống trong gia đình không tăng nhưng số người nghe chương trình đài trên ô tô, mobie, các trang web lại đạt con số khá lý tưởng.
Ngày nay thính giả trẻ tuổi luôn tiếp cận thông tin trên radio bằng các thiết bị hiện đại. Đó vừa là thách thức, vừa là cơ hội trong thời đại công nghệ. Nhưng có lẽ thách thức nhiều hơn, bởi sự phát triển của mạng xã hội giúp con người tiếp cận thông tin một cách nhanh chóng và chính xác nhất. Và dù ở nông thôn, vùng núi, hải đảo thì chỉ cần có điện thoại thì cả thế giới ở trong tầm tay. Trong khi đó, nghe phát thanh thì lại chỉ có một cách duy nhất qua con đường thính giác. Còn cơ hội thì cũng không ít, internet chính là một phương tiện để quảng bá hình ảnh của phát thanh. Khái niệm “đài phát thanh không ăng ten” là để nói về cơ hội đưa phát thanh đến với công chúng qua internet. Và như vậy, khả năng đưa phát thanh đến với công chúng ở các vùng sâu, vùng xa hay thính giả nước ngoài sẽ dễ dàng, tiện lợi hơn rất nhiều. Nếu biết tận dụng thế mạnh của mạng xã hội, thì phát thanh sẽ có nhiều cơ hội hơn để tương tác với công chúng.
Bất cứ loại hình truyền thông nào muốn đến được với khán giả phải chú ý nội dung là cốt lõi và hình thức. Khái niệm nội dung không đơn thuần là nhanh và đúng, mà còn là độc đáo và tạo được cảm xúc và sức hấp dẫn cho người nghe. Về hình thức, phát thanh không chỉ đơn thuần là lời nói, mà còn phải làm sinh động hơn bằng âm nhạc, bằng tiếng động… Chỉ khi nào nghe phát thanh mà như được sống, được thở trong cuộc sống thực thì lúc đó phát thanh mới có được sự chú ý, đón đợi của công chúng.
STT | Hình ảnh | Kênh | Update | Download |
---|