Câu chuyện nhân văn ít biết: sau sự ra đi của giám đốc “thư viên sách nói”
Câu chuyện nhân văn ít biết: sau sự ra đi của giám đốc “thư viên sách nói”, cập nhật thông tin từ Radio Ad, để hiểu hơn về con người và giá trị nhân văn mà Giám đốc thư viên sách nói mang đến cuộc đời này, Chị Hướng Dương và tâm huyết của chị trong 20 năm là những điều chúng ta cần học tập.
Nội dung chính
Giám đốc thư viên sách nói đã mang đến cuộc đời này nhiều lắm giá trị nhân văn, Chị Hướng Dương và tâm huyết của chị trong 20 năm là những điều chúng ta cần học tập. Trên đời này vẫn còn nhiều thứ để tin yêu, để thứ tha, để sống và sống xứng đáng với chính bản thân mình.
Nguyễn Hướng Dương sinh năm 1971 tại TP HCM, là con một trong gia đình. Chị từng làm hướng dẫn viên du lịch. Năm 25 tuổi, chị bị mất đôi chân vì tai nạn giao thông. Từ đó, chị quyết định dành tâm sức bù đắp cho người khuyết tật. Năm 1998, chị ra mắt thư viện sách nói trực tuyến vì người khiếm thị - thư viện hiếm hoi ở Việt Nam được thiết kế riêng cho nhóm bạn đọc này.
Thế nhưng Tối 25/4, chị Nguyễn Hướng Dương, Giám đốc Thư viện sách nói dành cho người mù ở TP HCM, dột ngột qua đời Bạn bè, đồng nghiệp, người thân và thính giả bàng hoàng trước tin buồn. Hình ảnh một Hướng Dương luôn tươi cười, lạc quan, làm việc hăng say, hết lòng vì nhiều hoàn cảnh không may luôn in đậm trong tâm trí mọi người. Không ai muốn tin sự thật, nụ cười tỏa nắng ấy đã khép lại vĩnh viễn.
22 năm trước, ở tuổi 25, Nguyễn Hướng Dương xinh đẹp, năng động, khiêu vũ giỏi, làm hướng dẫn viên cho đơn vị du lịch lớn ở TP HCM. Một tai nạn giao thông bất ngờ đã cướp mất đôi chân của chị. Trải qua hàng loạt cuộc phẫu thuật, chịu biết bao đau đớn về thể xác, cuối cùng, Hướng Dương có một đôi chân giả hỗ trợ cho việc đi lại. Nhưng sau tai nạn, chị bị trầm cảm nặng suốt bốn năm, nhiều lúc không ngủ được. Chị phải chống chọi với nỗi sợ hãi, sự cô đơn, hoang mang, bởi với một cô gái trẻ, dường như mọi cánh cửa tương lai đã đóng sập.
Dẫu vậy, trong giông bão, vẫn có mạch nước ngầm mát lành tưới tắm cho chiếc mầm bé nhỏ tưởng đã héo tàn. Đóa Hướng Dương ấy hồi sinh mạnh mẽ. Tình yêu của cha mẹ là động lực giúp chị vượt qua chuỗi ngày khổ đau. Chị đứng dậy, lần bước tập đi trên đôi nạng gỗ. Đời chị sang trang mới. Hướng Dương mở lòng với xung quanh, tìm đến sách. Có cơ hội làm công việc thiện nguyện, chị tâm nguyện dành cuộc đời để mang niềm vui đến cho những số phận bất hạnh. Bằng một nỗ lực lớn, năm 1998 Hướng Dương ra mắt Thư viện sách nói dành cho người mù (thuộc Hội từ thiện phụ nữ TP HCM).
Trên trang cá nhân, dịch giả - nhà văn Nguyễn Bích Lan bày tỏ: "Tôi từng thức đến nửa đêm để nghe chị đọc cuốn tự truyện Không gục ngã của mình và tưởng tượng đã mất đi đôi mắt để thấy biết ơn chị thật nhiều. Trong sách, tôi từng viết: 'Cuộc đời bạn dài hay ngắn không quan trọng, quan trọng là bạn đã sống như thế nào'. Hướng Dương đã sống để tận hưởng hạnh phúc (nếu có), vượt qua đau khổ (nếu cần), và hoàn thành hành trình làm người trong cảm giác thanh thản. Tôi tin như vậy".
20 năm thành lập, thư viện của Hướng Dương đã phục vụ miễn phí sách nói cho khoảng hai triệu người khiếm thị cả nước, phục vụ khoảng 99 đơn vị hội người mù và các trường, mái ấm nuôi dạy trẻ mù. Từ khi ra mắt, thư viện sách nói này đưa lên mạng Internet hơn 1.000 tên sách, với tổng số lượt truy cập gần 20 triệu lượt. Nhiều tác giả, tình nguyện viện đã chung tay giúp Hướng Dương gây dựng nội dung thư viện ngày càng phong phú, không chỉ dừng lại ở mảng sách văn học trong và ngoài nước, mà cả sách luyện thi đại học và cao đẳng, sách pháp luật...
Bông hướng dương đẹp đẽ đó giờ đã về với mặt trời. Năm nay, thư viện sách nói tròn 20 năm thành lập ở trụ sở khang trang như chị hằng mong ước. Các kế hoạch kỷ niệm ngày thành lập thư viện đang được tiến hành. Giọng đọc thân thương, truyền cảm, khoan thai của Hướng Dương qua hàng loạt tác phẩm sẽ vẫn mãi luôn ở đấy, trong trái tim các thính giả của chị.
Theo nguồn vnexpress
THÔNG TIN LIÊN HỆ
BẢNG GIÁ QUẢNG CÁO
STT | Hình ảnh | Kênh | Update | Download |
---|
Bài viết liên quan